Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú theo phương thức PPP, tổng mức đầu tư 8.365 tỷ đồng.

I. THÔNG TIN TỔNG QUAN

Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (Đồng Nai) dài khoảng 60 km, thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, vận tốc 100 km/h, thực hiện từ nay đến 2025.

Phần vốn của nhà đầu tư và vốn doanh nghiệp thu xếp khoảng 7.065 tỷ đồng, nhà nước tham gia khoảng 1.300 tỷ đồng.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng BOT) được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định.

Hơn 8.300 tỷ đồng đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú
Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú kết nối với hai đoạn khác là Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương giúp thông thương từ các tỉnh Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên thuận lợi. Đồ hoạ: Trần Nam

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải lập báo cáo nghiên cứu khả thi, triển khai thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước; UBND tỉnh Đồng Nai chuẩn bị mặt bằng xây dựng.

II. CHI TIẾT VỀ DỰ ÁN CAO TỐC DẦU GIÂY – TÂN PHÚ

Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là dự án thành phần nằm trong tổng thể tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài hơn 200 km, nhằm kết nối TP HCM lên các tỉnh Tây Nguyên.

Hai dự án thành phần còn lại trên tuyến này là Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương cũng đã được tỉnh Lâm Đồng đề xuất đầu tư với tổng số vốn lần lượt là 19.500 và 12.500 tỷ đồng.

III. HƠN 8.300 TỶ ĐỒNG ĐẦU TƯ CAO TỐC DẦU GIÂY – TÂN PHÚ

Tuyến Dầu Giây – Tân Phú sẽ kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây hiện nay, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20.

Tuyến đường cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Đánh giá nội dung này