Nguồn cầu về bất động sản liên tục tăng
Diễn biến thực tế trên thị trường bất động sản cho thấy, sau hai đợt dịch bệnh COVID-19, hầu hết các doanh nghiệp tiếp tục đổ dồn mối quan tâm vào bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thu hút các nhà đầu tư dịch chuyển đến Việt Nam, các khu kinh tế cần hoàn chỉnh khung pháp lý để phát triển khu công nghiệp, hỗ trợ các dự án ngách.
Sự phát triển của bất động sản công nghiệp cũng là đòn bẩy sức bật cho ngành kinh tế địa phương cũng như sự phát triển mạnh của giao thông và hạ tầng, chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển mạnh của bất động sản nhà ở.
Nguồn cầu liên tục tăng
Mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19, thế nhưng hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam có xu hướng được mở rộng.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, mặc dù thị trường bất động sản chịu tác động kép của COVID đợt 2 và tháng “Ngâu” nhưng thị trường vẫn có phản ứng tích cực thể hiện qua số liệu về tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh 400% so với quý II/2020.
Cụ thể, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng dần theo quý, từ 0,264 tỷ USD trong quý I lên 0,536 tỷ USD và 2,35 tỷ USD trong quý III/2020. Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, đây là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung.
Diễn biến thực tế trên thị trường bất động sản cho thấy, trong quý III/2020 các doanh nghiệp tiếp tục đổ dồn mối quan tâm vào bất động sản công nghiệp và đón “sóng” nhiều hơn sự đầu tư của các tập đoàn nước ngoài.
Nổi bật lên ở vị trí “trái tim” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, “thủ phủ” công nghiệp Bình Dương trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn FDI hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm tỉnh cần thêm hàng chục ngàn lao động để đảm bảo phát triển các ngành công nghiệp, tăng trưởng kinh tế.
Là một trong 3 tỉnh lân cận TP.HCM Tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp , Long An có số lượng chuyên gia nhiều nhất với gần hàng trăm ngàn chuyên gia và công nhân ngoài đang làm việc, sinh sống tại nơi đây, thị trường bất động sản Long An được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ để đón làn sóng đầu tư mới sau đại dịch.
Bên cạnh đó, khi nguồn cầu vẫn liên tục tăng trong bối cảnh thiếu nguồn cung, thị trường có hiện tượng giá đất công nghiệp tăng, điển hình tại TP. Hồ Chí Minh đạt 147 USD/m2 và tỉnh Long An đạt mức 123 USD/m2. Tại Hà Nội, giá đạt mức 129 USD/m2 và Bắc Ninh đạt 95 USD/m2.
Nhận định về xu hướng này, ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp Savills Việt Nam cho biết: “Việc tăng giá thuê đất sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy do đây là một trong những yếu tố được quan tâm chính của nhiều nhà đầu tư ngành công nghiệp giá trị cao như điện tử và thiết bị công nghệ. Đặc biệt cần chú ý nếu giá thuê đất vượt quá ngưỡng trung bình. Tuy nhiên, nguồn cung quỹ đất sẽ tăng với 561 khu công nghiệp trong tương lai, dự kiến sẽ tác động nhiều đến luật và giá thuê đất. Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đã có tỷ lệ lấp đầy cao, đồng nghĩa với việc quỹ đất còn lại sẽ có giá cao”.
Cần hoàn chỉnh khung pháp lý
Đánh giá về diễn biến thị trường sau 9 tháng đầu tiên của năm 2020, ông John Campbell cho rằng trong những năm tới, đặc biệt là năm 2021 và 2022, sự quan tâm trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tiếp tục đổ dồn vào nguồn cung và Chiến lược “Trung Quốc + 1”.
“Xu hướng “Trung Quốc + 1” dẫn đến nhu cầu lớn hơn về địa điểm cho ngành công nghiệp. Các tập đoàn tìm cách giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa địa điểm. Việt Nam đang đứng đầu so với nhiều nước khác ngoài Trung Quốc, đây sẽ là trọng tâm lớn trong những năm tới. Về nguồn cung đất, Việt Nam đang có một số dự án hấp dẫn sẽ ra mắt vào năm tới, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. Đây sẽ là những cái tên giúp thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, Công ty CP ĐT Phát triển KCN Vinhomes sẽ lần lượt ra mắt các khu công nghiệp mới tại Hải Phòng, Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và TNI Holdings với các khu công nghiệp mới cũng mang đến nguồn cung cần thiết cho Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Dự kiến sẽ có không ít các khoản đầu tư giá trị cao tại các khu vực này”, ông John Campbell khẳng định.
Vụ Quản lý các Khu kinh tế (DEZM) công bố đã phê duyệt bản đồ quy hoạch tổng thể cho 561 dự án KCN sắp tới với diện tích trên 201.000 ha. Trong số này 259 khu sử dụng 86.500 ha vẫn chưa được thành lập và chiếm 43,1% tổng diện tích mới.
Cũng theo thống kê từ Sách trắng Bất động sản công nghiệp 2020 của Savills, trong 20 dự án tiêu biểu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam 9 tháng năm 2020, ghi nhận chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore.
Theo các chuyên gia, để thu hút các nhà đầu tư dịch chuyển đến Việt Nam, các khu kinh tế cần hoàn chỉnh khung pháp lý để phát triển khu công nghiệp, hỗ trợ các dự án ngách, ví dụ: khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp liên kết, mô hình dịch vụ khu công nghiệp và đô thị kết hợp. Đồng thời, để chuyển dịch sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn, Việt Nam phải tăng nguồn cung lao động có trình độ và đầu tư vào giáo dục, công nghệ thông tin, toán học, khoa học trên toàn quốc.
Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, hệ thống giao thông đi lại được cải thiện hơn, chính sách đầu tư thông thoáng và tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang có những lợi thế riêng hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư bất động sản trong và ngoài nước so với các nước trong khu vực về việc thu hút nguồn vốn cho ngành du lịch và phân khúc đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Một dự án đô thị đang hưởng lợi từ quá trình chuyển dịch mạnh mẽ các khu công nghiệp đó là dự án Khu dân cư Mỹ Hạnh Bắc – Hamilton Garden